Quán triệt tư tưởng của Trung ương Đảng, tháng 10 – 1974 Tỉnh ủy Thủ Dầu Một ra nghị quyết lãnh đạo nhân dân trong tỉnh tích cực công tác chuẩn bị và đầy mạnh mọi hoạt động, sẵn sàng đón thời cơ mới.
Ngày 6-1-1975, tỉnh Phước Long được giải phóng, đây là một trong những điều kiện hết sức thuận lợi cho việc giải phóng tỉnh Thủ Dầu Một nói riêng và kế hoạch gaiir phóng hoàn toàn miền Nam. Tuy nhiên, trên thực tế địch vẫn ra sức thực hiện kế hoạch bình định, quản chặt các ấp chiến lực. Trong 2 tháng đầu năm 1975, bộ đội địa phương cùng dân quân du kích đã liên tục đột nhập vào các ấp chiến lược diệt ác, trừ gian, giải phóng phòng vệ dân sự, tuyên truyền quần chúng xây dựng các cơ sở cách mạng.
Tại Dầu Tiếng, trong đợt 1 chiến dịch mùa khô 1974 – 1975, đã có 171 gia đình công nhân gồm 618 người vượt ấp chiến lược trở về các làng giải phòng. Huyện ủy khắc phục khó khăn, tạo điều kiện mua trâu, bò về cho nhân dân sản xuất sinh sống.
Sau thời gian chuẩn bị, ngày 4 – 3 -1975, bộ đội ta đã nổ súng mở màn chiến dịch Tây Nguyên. Ở chiến trường Đông Nam bộ, bộ đội chủ lực Miền và quân dân các tỉnh đã bước vào đợt 2 của kế hoạch mùa khô 1974 – 1975.
Nhằm kịp thời phối hợp với lực lượng chủ lực Miền tham gia giải phóng Dầu Tiếng, cuối tháng 2 -1975, Tỉnh ủy đã triển khai chỉ đạo cho Huyện ủy huyện Dầu Tiếng khẩn trương triển khai các mặt chuẩn bị, từ lực lượng 3 mũi phối hợp tác chiến đến công tác hậu cần sau khi giải phóng. Tỉnh ủy đã phân công 2 đồng chí Tỉnh ủy viên là đồng chí Lê Văn Trọng và Tám Tấn cùng một số đồng chí cán bộ khác cùng Huyện ủy Dầu Tiếng triển khai công tác chuẩn bị và triển khai lực lượng chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu.
Phối hợp với chiến trường Tây nguyên, ngày 10-03-1975, Sư đoàn 9 và Trung đoàn 16 chủ lực miền Nam cùng bộ đội địa phương Dầu Tiếng triển khai lực lượng tấn công tiêu diệt Chi khi quân sự Trị Tâm.
Ngày 11-3, quân và dân Tây nguyên thắng lớn , thị xã Buôn Ma Thuột hoàn toàn giải phóng, tạo ra một sự cổ vũ mạnh mẽ cho nhân dân Dầu Tiếng quyết tâm giành thắng lợi.
Đúng 5 giờ sáng 11-3-1975, trong khi các mũi tiến công của lực lượng Sư đoàn 9, Trung đoàn 16 đồng loạt nổ súng tiến công địch ở Bến Củi, Cầu Tàu, Ong Hùm thì tại khu vực Suối Dứa, Đại đội 64 cùng Đội biệt động của huyện và du kích Thanh An dùng cối 60 ly bắn uy hiếp cầm chân địch.
Kết hợp pháo kích, bao bó, vây ép, cán bộ binh vận của huyện phát loa kêu gọi địch đầu hàng, đồng thời vận động gia đình binh sĩ thuyết phục chồng con mang sũng về với nhân dân. Tại khu vực thị trấn, mũi tiến công của các lực lượng vũ trang đánh chiếm sân bay, diệt đồn tam giác, đánh địch trong chi khu, chốt vườn chuối, ngã ba Rắc, Cầu Tàu. Sau những đợt pháp 130 ly bắn tấp nập vào các vị trí quân sự còn lại của địch trong chi khu, các cánh quân của Sư đoàn 9 nhanh chóng đánh chiếm, giữ vững các vị trí trọng yếu trong thị trấn khiến tên quận trưởng Qúy phải lột bỏ cả quân phục để trà trộn vào dân chạy về phía Cầu Tàu trốn qua xã Đôn Thuận, huyện Trảng Bàng, Tây Ninh.
Đến sáng 13-3-1975, các mữi tiến công của các đơn vụ chủ lực Sư đoàn 9 tiếp tục tiến công mãnh liệt vào các vị trí còn lại của địch trong chi khu. Đúng 10 giờ sáng ngày 13-3-1975, lá cờ mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tung bay trên nóc dinh quận trưởng Dầu Tiếng.
Chiến thắng Dầu Tiếng đã loại khỏi vòng chiến đấu 3.000 tến địch, phá hủy 81 xe quân sự, 6 khẩu pháo, 7 mấy bay, giải phóng cho gần 7.000 đồng bào trong thị trấn Dầu Tiếng. Vùng giải phóng Dầu Tiếng nhanh chóng được thiết lập ổn định.
Như vậy, nếu việc Mỹ phải rút khỏi Việt Nam là bước ngoạt lớn trong lịch sử chiến trạnh giải phóng dân tộc thì việc giải phóng Buôn Ma Thuột, giải phóng Phước Long – Dầu Tiếng là bước ngoặt quan trọng thứ hai đánh dấu sự chủ động và linh hoạt của quân ta trên khắp các chiến trường. Chiến thắng Phước Long – Dầu Tiếng còn đánh dấu sự chuyển biến rõ rệt về thế và lực, ngay một khu vực đầy tính chiến lược như Phước Long – Dầu Tiếng mà địch không còn đủ sức để giữ nổi thì những khu vực khác chúng ta cũng hoàn toàn có khả năng giành thắng lợi. Chiến thắng này còn khẳng định quyết tâm thống nhất đất nước trong năm 1975 là hoàn toàn có cơ sở và đúng đắn, nó thể hiện khả năng nắm bắt và đọc tình hình rất chuẩn xác của Đảng ta.
Chiến thắng Dầu Tiếng đã bứt đi một khâu trong tuyến phòng thủ bắc Sài Gòn, phá vỡ một mảng quan trọng mà trước đây địch đã từng quản lý. Giải phóng huyện Dầu Tiếng tạo cho ta một vùng giải phóng rộng lớn ngay gần hang ở cuối cùng của địch. “Sài gòn nguy kịch, Ngụy quyền lung lay”. Chiến thắng Dầu Tiếng đã góp phần đẩy nhanh công cuộc giải phóng đất nước, đó là một cánh én sớm báo hiệu mùa xuân, một mùa xuân của sự đoàn kết, xum tụ…